Quản Trị Mạng - Kể từ khi mọi người sử dụng Facebook, rất ít khuyến khích người dùng từ bỏ nó, ngay cả khi Facebook tồn tại một số lỗi. Google có thể làm gì để có thể giúp người dùng có được lựa chọn thay thế tốt hơn? Tin đồn rằng Google đang xây dựng một mạng xã hội riêng, đối thủ cạnh tranh với Facebook có tên Google Me. Dự án này được bắt đầu từ tháng 6, ngay sau khi có làn sóng phản đối Facebook gần đây nhất. Rõ ràng rằng, Facebook sẽ phải đối mặt với thử thách thực sự trong chủ đề mạng xã hội. Nếu Google muốn có được chiến thắng, công ty này sẽ phải thực hiện một số điều mà Facebook chưa làm được, cũng như một số điều Google đã từng thất bại trước đây. Dưới đây là những điều chúng ta có thể mong đợi ở “thế hệ mới” của mạng xã hội. Các dịch vụ có trước Google Me: Orkut, Buzz, và Wave Google đã thực hiện một số tham vọng để có thể “đột nhập” vào thế giới mạng xã hội, cụ thể là các dịch vụ Orkut, Google Buzz, và Google Wave. Mặc dù các dịch vụ này không được chú ý tới nhiều để có thể “kiếm” được nhiều người sử dụng, nhưng mỗi dịch vụ lại biết cách để tìm kiếm riêng cho mình nhằm mở rộng mạng lưới Google. Trong khi Orkut không tạo được nhiều sức hút ở Mỹ, dịch vụ này vẫn tìm kiếm được thành công ở các quốc gia khác, đáng kể nhất là Ấn Đọ và Brazil. Một phần của sự thành công này là tính năng Promote của Orkut. Tính năng này cho phép người dùng chia sử video và các đường link. Tuy nhiên, không giống với Facebook, sau khi bạn đăng tải một thứ gì đó lên Orkut, bạn có thể biết được đã có bao nhiêu người đã kích vào đường link, đã xem vào dữ liệu của bạn. Bạn có thể đi theo đường dẫn để có thể biết được đã có bao nhiêu người bạn của mình “phát tán” đường dẫn tới những người khác và tiếp đến là những người khác nữa. Quan trọng hơn, bạn còn có thể ngăn chặn việc phát tán đường link sau khi bạn đăng tải bất kì một thông tin hay dữ liệu nào đó. Mặc dù cả Orkut và Facebook đều cho phép bạn xóa những dữ liệu đã chia sẻ, nhưng chức năng xóa của Orkut mạnh mẽ hơn nhiều. Ví dụ, nếu bạn chia sẻ một bức ảnh trên Orkut nhưng lại quyết định xóa nó đi sau khi bạn bè của bạn chia sẻ bức ảnh với những người bạn khác của họ, Orkut sẽ xóa bức ảnh từ tài khoản của bạn cho tới tài khoản của những đã được chia sẻ. Mặt khác, Facebook lại không có khả năng này. Google Buzz có rất nhiều lý do để khó phát triển rộng, nhưng vẫn là một ví dụ tuyệt vời về cách kết hợp vị trí dữ liệu trong mạng xã hội. Nếu bạn sử dụng Buzz trên điện thoại di động, nó có thể liên tục ghi lại vị trí của bạn. Từ đó bạn có thể dễ dàng kiểm tra chủ đề nào mọi người đang viết, từ các nhà hàng phổ biến tới quán bar.... Buzz có thể thực hiện điều này bởi nó được tích hợp với Google Maps, không giống như Twitter (chỉ đăng tải vị trí của bạn khi bạn đăng tải một tweet) và Foursquare (bị giới hạn tìm kiếm địa điểm). Google Wave có “cuộc đời” ngắn ngủi hơn cả. Dịch vụ này cho phép người dùng tạo lời mời tham dự một sự kiện nào đó, dữ liệu làm việc, phiếu thảo luận, danh sách việc cần làm hoặc các kiểu giao tiếp khác. Mọi người sử dụng dịch vụ này cho các mục đích khác nhau, từ chia sẻ các note trên lớp học tới việc thiết lập chơi game trực tuyến giữa nhiều người với nhau. Đáng tiếc là dịch vụ này sẽ kết thúc vào cuối năm 2010 do hoạt động kém bởi mọi người không biết chính xác họ nên sử dụng nó như thế nào. Tuy nhiên, các tính năng kết hợp của dịch vụ có thể sẽ được “tái sinh” trong dịch vụ Google Me. Vấn đề riêng tư Không nghi ngờ gi cả, riêng tư là vấn đề lớn nhất mà Facebook phải đối mặt trong những tháng gần đây. Bạn càng đăng tải nhiều trên Facebook, những đăng tải này càng dễ dàng bị chia sẻ tới sếp của bạn, gia đình hoặc thậm chí là những người hoàn toàn lạ. Nếu Google muốn tạo dựng một mạng xã hội mới có khả năng đánh bại Facebook, bước đầu tiên họ phải làm sẽ là đặt vấn đề riêng tư lên hàng đầu. Ngoài ra, vấn đề quản lý riêng tư cần phải dễ dàng sử dụng hơn để người dùng có thể chỉnh sửa profile và chỉ định ai trong mạng có thể xem thông tin. Hiện nay, Facebook có cả một quá trình phức tạp khi người dùng chọn chính xác những thông tin nào có thể chia sẻ với mọi người cùng mạng. Bạn có 2 lựa chọn để thực hiện việc này. Một là Everyone, nghĩa là mọi người, ngay cả những ai không có tài khoản Facebook cũng có thể truy cập thông tin của bạn. Hai là Friends Only hoặc Just Me để giữ profile của bạn được bảo mật hơn một chút. Mặc dù vấn đề chia sẻ là lý tưởng, nhưng thay đổi cài đặt riêng tư rất tốn thời gian. Thay vì tự động chọn một pfofile cho công cộng để có thể chia sẻ thông tin với mọi người, cài đặt mặc định nên chỉ để “Friends Only” Ngay cả khi bạn cẩn thận về việc giữ các thông tin trong Facebook lên Google, thông tin của bạn vẫn bị chia sẻ bởi nội bộ Facebook. Và sự xuất hiện của các tính năng như Instant Personalization – giữ thông tin trên trang Facebook của bạn và kết hợp chúng tới các trang khác bạn truy cập – có nghĩa là bạn không biết đích xác ai sẽ biết được thông tin trong profile của mình. Không có lý do nào có thể giải thích việc bạn không nên kiếm tiền từ chính dữ liệu của bản thân trên trang mạng xã hội của mình, khả năng chia sẻ dữ liệu của bạn với các trang khác của mạng xã hội nên là một tính năng opt-in (lựa chọn trong) hơn là tính năng opt-out (lựa chọn ngoài) – vốn là cách hình thành mạng Facebook. Mọi việc thậm chí còn trở nên phức tạp hơn khi bạn thêm một ứng dụng thứ 3 vào trang mạng xã hội của mình. Những ứng dụng này thường có những điều khoản sử dụng dịch vụ riêng, và không ai biết được họ sẽ làm gì với thông tin người sử dụng một khi người dung thêm ứng dụng đó vào trang của mình. Lý tưởng nhất, là khi sử dụng dữ liệu người dung, một ứng dụng nên có chuẩn riêng tư như mạng xã hội đã có, và người dùng có thể chặn thông tin của mình khỏi việc hiển thị lên trên ra đa của ứng dụng. Nếu bạn không muốn dịch vụ mạng xã hội truy cập thông tin của mình, bạn có thể tìm kiếm một mã nguồn mở thay thế, ví dụ như dự án Diaspora. Mặc dù chi tiết vẫn còn khan hiếm, nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng phần mềm Diaspora sẽ cho phép người dùng cài đặt một server riêng (gọi là một seed – hạt giống) để họ có thể kiểm soát hoàn toàn về thông tin họ sẽ để cho mọi người cùng xem và những thông tin cá nhân giữ riêng. Bởi phần mềm này là một server độc lập, Diaspora sẽ không thể phát tán profile thông tin của bạn ra các trang bên ngoài và các nhà quảng cáo. Dữ liệu của bạn sẽ chỉ được chia sẻ với bạn bè – những người bạn đã lựa chọn cho họ xem – mà không còn ai khác có thể xem được. Những người tạo ra phần mềm này hy vọng việc lấy dữ liệu người dùng ra khỏi đám mây là điều quan trọng nhất để có được quyền riêng tư, và mục đích của họ là thực hiện điều trên mà không phải “hy sinh” quyền riêng tư cá nhân của người dùng.
|
Tin mới hơn:
- Hướng dẫn nhập password từ trình duyệt tới KeePass - (02/09/2011)
- Cập nhật thông tin trên Facebook từ Desktop - (02/09/2011)
- Bảo mật Passwords đã lưu trên Google Chrome - (02/09/2011)
- Hướng dẫn tích hợp Google Reader với Google+ - (02/09/2011)
- Sử dụng, quản lý tài khoản online với Primadesk - (02/09/2011)
- Bảo mật Passwords đã lưu trên Internet Explorer - (02/09/2011)
- 3 Add-ons giúp xem trước hình ảnh trong Firefox - (02/09/2011)
- Sửa chữa các tập tin bị hỏng - (02/09/2011)
- Kiểm tra độ an toàn của các trang web - (02/09/2011)
- Tạo iTunes 10 Portable với Spoon Studio 2011 - (02/09/2011)
Tin khác:
- Đóng gói trang web thành eBook - (24/10/2010)
- Xóa bỏ phần mềm giả mạo ByteDefender - (24/10/2010)
- Di chuyển dữ liệu đến một ổ cứng mới - (24/10/2010)
- Tùy chỉnh video dễ dàng với YouTube Editor - (24/10/2010)
- Chuyển OneNote 2010 Notebooks sang Evernote - (24/10/2010)
- Chat video miễn phí với gia đình và bạn bè - (24/10/2010)
- Kết hợp mạng xã hội với Windows Live Messenger - (24/10/2010)
- Giải mã và sao chép nhanh DVD không cần rip - (24/10/2010)
- Cách chặn quảng cáo trong Safari - (24/10/2010)
- Sử dụng Magic Trackpad trên Windows PC - (24/10/2010)