Quản Trị Mạng - Bài viết sau sẽ giới thiệu với các bạn dịch vụ bảo mật trực tuyến đang trong giai đoạn phát triển – beta của NoVirusThanks Company với tên gọi URLVoid, vừa đi vào hoạt động cách đây không lâu (21/05/2010). Đây có thể coi là dịch vụ trực tuyến đầu tiên với sự kết hợp của nhiều “bộ máy bảo mật” như VirusTotal, NoVirusThanks, Jotti, VirusChief, Filterbit… Về bản chất, việc kiểm tra 1 trang web hoàn toàn khác so với kiểm tra 1 thư mục hoặc file nào đó. Những cỗ máy này sẽ thu thập thông tin có liên quan đến trang web, và kiểm tra xem có chứa phần mềm độc hại như malware, trojan hoặc virus nào không. Khi phát hiện có dấu hiệu lạ hoặc khả nghi, trang web đó sẽ được đánh dấu nguy hiểm trong cơ sở dữ liệu. Một cơ chế xếp hạng khác là dựa vào bình luận của người sử dụng được thu thập từ nhiều nơi trên thế giới như Web of Trust (WoT), McAfee SiteAdvisor, Norton Safe Web … và tất cả ưu điểm của 9 bộ máy bảo mật trực tuyến đã được kết hợp khá đầy đủ trong URLVoid. Tất cả những gì bạn cần là truy cập vào trang chủ, điền địa chỉ trang web cần kiểm tra và nhấn nút Scan Now: Ngay lập tức, URLVoid sẽ chuyển địa chỉ trên vào phân tích với 9 dịch vụ phân tích khác nhau như:
Khi URLVoid nhận được kết quả trả lại từ các bộ máy rà soát trên, nó sẽ chuyển kết quả hiện thời và báo cáo đến từ địa chỉ IP thu thập tương ứng với địa chỉ và đất nước có chứa hệ thống webserver, số % thành phần phát hiện và tình trạng. Khi trang web bị phát hiện bởi ít nhất 2 bộ máy thì sẽ bị liệt kê vào danh sách đáng ngờ – suspicious, nhiều hơn 1 bộ máy thì liệt vào hàng nguy hiểm – dangerous. Bên cạnh đó, bạn có thể xem chi tiết danh sách bằng cách bấm vào biểu tượng chiếc kính lúp nhỏ bên cạnh: Tại thời điểm hiện tại, URLVoid vẫn còn 1 số hạn chế như rà soát, kiểm tra những domain hoặc subdomain chứ không phải địa chỉ IP cụ thể và những bản báo cáo chỉ được lưu trữ trong 10 ngày, điều này cũng có nghĩa là URLVoid sẽ tự tạo ra báo cáo mỗi lần trong 10 ngày cho 1 website duy nhất. Các ý kiến bình luận từ WoT và SiteAdvisor không được xem xét vì có thể dẫn đến nhận định sai lầm. Các bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về dịch vụ bảo mật trực tuyến này tại đây. |
Tin mới hơn:
- Hướng dẫn nhập password từ trình duyệt tới KeePass - (02/09/2011)
- Cập nhật thông tin trên Facebook từ Desktop - (02/09/2011)
- Bảo mật Passwords đã lưu trên Google Chrome - (02/09/2011)
- Hướng dẫn tích hợp Google Reader với Google+ - (02/09/2011)
- Sử dụng, quản lý tài khoản online với Primadesk - (02/09/2011)
- Bảo mật Passwords đã lưu trên Internet Explorer - (02/09/2011)
- 3 Add-ons giúp xem trước hình ảnh trong Firefox - (02/09/2011)
- Sửa chữa các tập tin bị hỏng - (02/09/2011)
- Kiểm tra độ an toàn của các trang web - (02/09/2011)
- Tạo iTunes 10 Portable với Spoon Studio 2011 - (02/09/2011)
Tin khác:
- Chạy máy chủ mã nguồn mở trong Windows - (24/10/2010)
- Microsoft ra mắt phần mềm hỗ trợ download miễn phí - (24/10/2010)
- Quản lý chế độ Hibernate trong Windows 7 - (24/10/2010)
- 10 công cụ AntiRootkits cần, nên có trong hệ thống - (24/10/2010)
- Quản lý nguồn cho Hyper-V - Phần 2 - (24/10/2010)
- Sử dụng plugin Xmarks của Firefox - (24/10/2010)
- Một số thủ thuật dành cho Google, Bing, Facebook - (24/10/2010)
- Yoono: Quản lý các mạng xã hội - (24/10/2010)
- Microsoft phát hành phần mềm tự sửa lỗi XP, Vista - (24/10/2010)
- Hướng dẫn thiết lập cơ chế bảo mật SSL - (24/10/2010)