Các thủ thuật "độ" Android tiếp theo sẽ giúp bạn có thể làm chủ được "chú robot xanh" một cách dễ dàng.
Lưu ý: một số thủ thuật chỉ phù hợp phiên bản Android 2.0 trở lên. Tất cả đều không yêu cầu phải jailbreak (bẻ khóa/mở mạng) thiết bị. Tối ưu màn hình 1. Hãy trang trí không gian thiết bị bằng các widget - ứng dụng nạp sẵn chương trình trên màn hình. Để thực hiện, giữ ngón tay trên bất kỳ vùng không gian mở nào, sau đó chọn Widgets từ menu pop-up. Các Widget có kích thước và chức năng khác nhau, do đó bạn hãy tìm kiếm trên chợ ứng dụng Android để thật sự có được ứng dụng ưng ý. 2. Không muốn bị làm phiền vì tín hiệu thông báo mỗi khi có email mới? Hãy vào menu Setting của Gmail và đặt chế độ chuông là Silent. Bạn sẽ thấy thông báo có thư mới ở trên bảng thông tin trên màn hình. Chỉ cần kéo thanh này xuống là bạn có thể biết được chi tiết thư. Bạn còn có thể chọn chế độ thông báo của tin nhắn cũng như các ứng dụng tạo thông điệp nhắc nhở bằng cách tương tự. 3. Cài đặt chế độ quay số nhanh: Giữ ngón tay trên màn hình và chọn Shortcuts. Tiếp đến, chọn Direct dial và đưa vào số người dùng từ trong danh bạ bạn thường xuyên gọi. Nếu đặt chế độ quay số nhanh để gửi tin nhắn, bạn hãy chọn Direct message. 4. Để đưa trang web ưa thích bất kỳ lên màn hình, bạn hãy nhấp vào trang đó trên bookmark trình duyệt và chọn Add shortcut to home. 5. Thử sử dụng thư mục để giúp màn hình thiết bị ngăn ngắp. Nhấp vào một vùng không gian trống và chọn Folders. Tiếp đến, bạn có thể kéo và thả những shortcut chương trình, ứng dụng quen thuộc. Để thay đổi tên thư mục, hãy nhấp và giữ vào thanh tiêu đề khi nó đang mở.
Sử dụng hiệu quả các tính năng cơ bản 6. Để cải tiến khả năng quản lý tập tin của Android, bạn hãy sử dụng tiện ích có tên Astro cho phép duyệt thiết bị như trên một chiếc máy tính, kể cả việc điều hướng các thư mục, xóa tập tin… 7. Nếu bạn muốn cắt hay dán văn bản. Hãy nhấp một lát vào vùng nhập liệu. Nếu đang duyệt web, hãy gõ vào chìa khóa Menu và sử dụng lựa chọn Select text. 8. Sử dụng các phím tắt của Android để tiết kiệm thời gian, tận dụng tối đa khả năng hỗ trợ của hệ điều hành. Nhờ vào hệ thống phím nóng, bạn có thể làm được mọi thứ. Tham khảo danh sách chi tiết các phím tắt trên bàn phím Android tại đây. 9. Bạn cũng có thể cài đặt phím tắt riêng để mở ứng dụng. Trên menu Setting, vào Applications và chọn Quick Launch để bắt đầu. 10. Nếu bàn phím ảo nhảy nhót khi bạn không muốn, hãy giữ và kéo xuống để tắt. 11. Bạn có thể thấy được ngày tháng hiện tại bằng cách chạm ngón tay vào góc trái phía trên màn hình. Kết nối 12. Để mở tập tin bất kỳ trên điện thoại Android, hãy cắm thiết bị vào PC. Tại bảng thông báo, nhấp hộp USB connect và chọn Mount khi hộp thoại yêu cầu xác nhận xuất hiện. Chiếc điện thoại của bạn sẽ trở thành ổ cứng trên PC, chỉ cần kéo và thả tập tin muốn dùng. 13. Hãy quản lý nhạc số hay thậm chí là nhập danh sách bài hát từ iTunes bằng ứng dụng miễn phí DoubleTwist. Công cụ này giúp mọi việc trở nên cực kỳ đơn giản. 14. Bạn có thể đồng bộ lịch từ Outlook với điện thoại Android tương đối dễ dàng. Hãy cài đặt ứng dụng Google Calendar Sync để làm việc đó. 15. Để đồng bộ danh bạ từ Outlook mà không cần sử dụng máy chủ Exchange trên Android, bạn chỉ cần cài đặt ứng dụng GO Contact Sync, tiện ích mã mở miễn phí dành cho PC. 16. Để thường xuyên cập nhật thông tin từ feed, bạn hãy dùng tiện ích NewsRob, công cụ hữu ích giúp đồng bộ hệ thống feed của thiết bị và Google Reader. 17. Muốn có hệ thống bookmark của trình duyệt PC ngay trên điện thoại Android, bạn hãy tải về tiện ích MyBookmarks từ Android Market. "Độ" Android 18. Với Android, bạn có thể tích hợp dịch vụ Google Voice. Một khi đã đăng ký tài khoản, tải về ứng dụng chính thức là bạn sẽ có thêm hàng loạt lựa chọn. Có một thủ thuật thú vị là bạn hãy thêm widget Google Voice trên màn hình để có thêm lựa chọn tiện ích là chuyển tiếp cuộc gọi tới. 19. Bạn có thể gửi tin nhắn miễn phí nhờ vào Google Voice- tất cả những gì bạn cần thực hiện là cài đặt ứng dụng chuyên biệt. Hãy chắc chắn là bạn đã thay đổi các thông số cài đặt để làm tươi 5 giây một, để thư mới không bị tới trễ. Nếu muốn tăng tốc độ thông báo, hãy đăng nhập vào trang chủ dịch vụ Google Voice và cấu hình lại tài khoản gửi email thông báo khi tin nhắn tới đích. 20. Để tiết kiệm chi phí, hãy sử dụng công cụ và dịch vụ VoIP miễn phí có tên Fring, trình ứng dụng đa nền tảng hỗ trợ cả Android. Fring sẽ cho phép bạn tạo cuộc gọi kết nối với Google Talk, Skype và bất kí dịch vụ SIP nào. 21. Để giảm bị đau đầu vì tiếng ồn, bạn hãy sử dụng ứng dụng miễn phí có tên Dial Zero, khi liên lệ công việc với đối tác. Công cụ này sẽ giúp bạn giảm tiếng ồn xung quanh. 22. Để tránh bị làm phiền bởi những người hay chọc phá, bạn có thể chuyển cuộc gọi tới sang hộp thư thoại voicemail. Đầu tiên, mở danh bạ của người muốn chuyển cuộc gọi, chọn và nhấp nút Menu, chọn Options và tích vào hộp Incoming calls. 23. Màn hình Incoming Calls cũng cho phép bạn tùy chọn nhạc chuông riêng cho từng người. Hãy chọn Ringtone và thay đổi bản nhạc cho từng người nếu bạn muốn. 24. Muốn sử dụng nhạc chuông bằng tập tin MP3 riêng.hãy tạo một thư mục mới trên thẻ nhớ và đặt tên là ringtones. Sao chép tập tin MP3 vào đây và chúng sẽ tự động hiển thị trên danh sách lựa chọn của bạn. Các thư mục Alarms hay Notifications cũng sẽ bổ sung nhạc dành cho phần âm thanh nhắc nhở, thông báo của điện thoại. 25. Để biên tập một tập tin MP3 bất kì, bạn có thể sử dụng tiện ích miễn phí RingDroid, để chọn ra những đoạn giá trị của bài hát, cài làm hệ thống âm thanh của thiết bị. 26. Android cho phép bạn giữ nhiều cửa sổ mở cùng lúc. Hãy nhấp trong chốc lát bất kì địa chỉ web nào để mở cửa sổ mới. Chọn khóa Menu trong khi duyệt để điều khiển các cửa sổ. 27. Nếu bạn muốn xem các trang web ở chế độ rộng, Android có thể đáp ứng dễ dàng. Bạn có thể ra lệnh để Android luôn luôn sử dụng chế độ duyệt Lanscape. Vào Setting của trình duyệt, chọn ở hộp kiểm Landscape-only display. 28. Ngoài trình duyệt tích hợp của Android, bạn có thể sử dụng Dolphin Browser với nhiểu tính năng hấp dẫn như duyệt web theo thẻ, điều khiển bằng cử động, zooming đa điểm.
An toàn dữ liệu trên Android. 29. Android hỗ trợ các phương án điều khiển để bảo vệ thiết bị. Chẳng hạn để mở khóa, bạn phải đưa ngón tay qua màn hình theo một cách thức nhất định. Để biết chi tiết thao tác này, bạn có thể vào System Setting, vào Location and Security, tìm Screen Unlock Pattern. 30. Bạn muốn sao lưu dữ liệu? Hãy thử MyBackup, tiện ích hỗ trợ lưu lại các ứng dụng, danh bạ, chi tiết cuộc gọi, tin nhắn vả thậm chí là cả số thẻ SD hay các máy chủ Internet an toàn. Bạn cũng có thể dùng tới SMS Backup, hỗ trợ sao lưu văn bản, tin nhắn vào vào trong tài khoản Gmail. 31. Để bảo vệ thiết bị tốt hơn, bạn hãy tải về Mobile Defense. Ứng dụng này sẽ cho phép bạn sử dụng PC để theo dõi thiết bị thông qua hệ thống GPS, khóa thiết bị từ xa hoặc thậm chí là sao lưu, xóa bỏ tất cả dữ liệu.
Thêm các ứng dụng thiết yếu 32. Nếu bạn có hàng loạt tập tin Office, Documents To Go có thể sẽ là ứng dụng bạn cần đến. Phiên bản miễn phí của công cụ này hỗ trợ duyệt tập tin Word, Excel. Phiên bản trả phí sẽ cho phép bạn chỉnh sửa chúng, cùng với khả năng duyệt tập tin PPT và PDF. 33. Nếu muốn sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây ngay trên điện thoại Android, bạn có thể dùng tới giải pháp GDocs hoặc ThinkFree Mobile Office, cả hai đều kết nối tới tài liệu trên Google Docs. 34. Nếu thường xuyên ghi chú, bạn hãy tải về tiện ích hỗ trợ đồng bộ với PC có tên GDocs Notepad. Công cụ cho phép lưu dữ liệu trực tiếp vào tài khoản Google Docs một cách dễ dàng. 35. Với những người thường xuyên biên tập ảnh, ứng dụng Photoshop.com Mobile của hãng Adobe có thể là một lựa chọn không tồi, đáng chú ý là nó hoàn toàn miễn phí. 36. Hãy cải thiện trải nghiệm âm nhạc của chiếc điện thoại Android bằng TuneWiki, công cụ tự động tìm kiếm và hiển thị lời bài hát. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghe radio qua mạng Internet nhờ vào công cụ này. Cá nhân hóa 37. Điều chỉnh chiếc điện thoại bằng cách sử dụng Locale, ứng dụng cho phép tùy biến profile trong những hoàn cảnh riêng. 38. Tận dụng đèn LED của thiết bị bằng cách cài đặt công cụ Missed Call, giúp tùy biến ánh sáng của đèn thành màu sắc cụ thể. 39. Chỉnh sửa từ điển của Android, gồm tên của bạn và các danh từ phù hợp khác. Sau đó, bạn sẽ được tận hưởng tính năng tự động nhập liệu rất hiệu quả. Vào Language and keyboard settings trên System Settings để bắt đầu. 40. Nếu bạn thử một ứng dụng của Android và quyết định không dùng. Hãy trả lại, chợ ứng dụng Android Market sẵn sàng trả lại tiền cho bạn ngay trong vòng 24g sau khi mua. |
Tin mới hơn:
- Hướng dẫn nhập password từ trình duyệt tới KeePass - (02/09/2011)
- Cập nhật thông tin trên Facebook từ Desktop - (02/09/2011)
- Bảo mật Passwords đã lưu trên Google Chrome - (02/09/2011)
- Hướng dẫn tích hợp Google Reader với Google+ - (02/09/2011)
- Sử dụng, quản lý tài khoản online với Primadesk - (02/09/2011)
- Bảo mật Passwords đã lưu trên Internet Explorer - (02/09/2011)
- 3 Add-ons giúp xem trước hình ảnh trong Firefox - (02/09/2011)
- Sửa chữa các tập tin bị hỏng - (02/09/2011)
- Kiểm tra độ an toàn của các trang web - (02/09/2011)
- Tạo iTunes 10 Portable với Spoon Studio 2011 - (02/09/2011)
Tin khác:
- Tạo lịch 2010 thật dễ và miễn phí - (24/10/2010)
- Khóa banner quảng cáo với Kaspersky Security 2010 - (24/10/2010)
- "Lách" yêu cầu xác minh qua SMS khi tạo Gmail - (24/10/2010)
- Giao diện đẹp mắt của Windows Media Player - (24/10/2010)
- Hỗ trợ lấy ảnh độc làm nền desktop - (24/10/2010)
- iFree Recorder: Thu âm cuộc thoại Skype miễn phí - (24/10/2010)
- Ghép phụ đề vào phim để ghi DVD - (24/10/2010)
- Cài đặt Chrome OS từ USB - (24/10/2010)
- Kiểm tra hệ thống phần cứng trên PC với Speccy - (24/10/2010)
- Chuyển văn bản thành tập tin âm thanh - (24/10/2010)