Thử tượng tượng laptop của bạn bị đánh cắp. Bỏ qua giả thiết là bạn sẽ không còn laptop để có thể đọc được bài viết này, và thay vào đó đang cố nghĩ cách làm thế nào để lần tìm ra dấu vết nó.
Nhóm này cũng đang phát triển một phiên bản của phần mềm này cho iPhones, tuy nhiên nó vẫn chưa hoàn chỉnh. Đối với Kohno, điểm nguy hiểm đi liền với các dịch vụ lần dấu laptop là sẽ không thể biết chắc được có ai đó ở công ty tạo ra phần mềm đó sẽ không lợi dụng việc có thông tin cá nhân của bạn - và sẽ tiếp cận vào những thứ trên laptop của bạn cho mục đích cá nhân. Hoặc, ông nói, những thông tin đó có thể sẽ được sử dụng để làm bằng chứng trong các phiên tòa. Điều này khó có thể xảy ra, nhưng Kohno – trưởng dự án Adeona – đã chỉ ra vài ví dụ gần đây, khi các công ty sở hữu thông tin cá nhân của một vài người đã bị một là: buộc phải công bố trước tòa án hoặc hai là: thông tin bị đánh cắp bởi các nhân viên. Tuy nhiên với Adeona, một người sử dụng chỉ phải cài đặt một phần mềm miễn phí có thể download được lên máy tính của họ, và sau đó tạo ra một bản sao chìa khóa ủy nhiệm mà phần mềm cung cấp. Họ sẽ phải giữ chìa khóa này trên, ví dụ USB, và sẽ phải đưa ra để lần dấu laptop nếu nó bị đánh cắp. Về bản chất, Adeona hoạt động rất giống với dịch vụ như LoJack. Nhưng bởi vì việc lần dấu này không được thực hiện thông qua các máy chủ trung tâm, Kohno cho rằng, điều này sẽ bảo mật hơn và ít bị phụ thuộc vào những người trung gian ở các công ty. Để cho chắc chắn, trong trường hợp máy tính của bạn bị đánh cắp, thông tin mà bạn có thể lấy từ Adeona sẽ không hẳn dẫn bạn trực tiếp tới nó. Nó sẽ gần như tiếp tục công việc do thám, Kohno cho hay. Nhưng phần mềm này có sử dụng một vài phương pháp khác để lần dấu laptop, nhiều trong số đó có giúp việc lấy lại laptop nhanh hơn. Cách đơn giản nhất là nó có thể phát địa chỉ IP nơi chiếc máy sử dụng, và người chủ sở hữu có thể sử dụng thông tin đó liên lạc với những người thực thi pháp luật để tìm ra địa chỉ cụ thể. Thêm vào đó, nếu chiếc máy tính đó là Mac – ít nhất là một chiếc có gắn camera - phần mềm sẽ điều khiển chiếc camera đó cứ 30 giây chụp ảnh một lần hoặc tương tự như vậy.
Điều này có nghĩa là, người chủ sở hữu – nếu anh ta có chìa khóa nhận dạng được yêu cầu để kết nối với chiếc laptop – có thể lấy được ảnh của người đang sử dụng nó. Trong vài trường hợp, họ có thể nhận ra người đó là ai, nếu ví dụ nó bị ăn trộm bởi một người hàng xóm, đồng nghiệp hoặc một người nào đó mà họ quen. |
Tin mới hơn:
- Hướng dẫn nhập password từ trình duyệt tới KeePass - (02/09/2011)
- Cập nhật thông tin trên Facebook từ Desktop - (02/09/2011)
- Bảo mật Passwords đã lưu trên Google Chrome - (02/09/2011)
- Hướng dẫn tích hợp Google Reader với Google+ - (02/09/2011)
- Sử dụng, quản lý tài khoản online với Primadesk - (02/09/2011)
- Bảo mật Passwords đã lưu trên Internet Explorer - (02/09/2011)
- 3 Add-ons giúp xem trước hình ảnh trong Firefox - (02/09/2011)
- Sửa chữa các tập tin bị hỏng - (02/09/2011)
- Kiểm tra độ an toàn của các trang web - (02/09/2011)
- Tạo iTunes 10 Portable với Spoon Studio 2011 - (02/09/2011)
Tin khác:
- Adobe nâng cấp phiên bản Photoshop Express - (24/10/2010)
- Các add-on hữu dụng cho Firefox - (24/10/2010)
- Cải thiện Windows bằng Object Desktop 2008 - (24/10/2010)
- Bí quyết tìm kiếm thông tin trên blog - (24/10/2010)
- Kích hoạt Windows Task Manager sau tấn công - (24/10/2010)
- Sleipnir: Trình duyệt web của dân "pro" - (24/10/2010)
- Cân bằng hệ thống khi sao chép file lớn - (24/10/2010)
- Hướng dẫn đơn giản về cách remove keylogger - (24/10/2010)
- 6 bước giúp cải thiện tốc độ Windows XP - (24/10/2010)
- Làm mới lại máy Mac - (24/10/2010)