Sử dụng website tìm kiếm Yahoo Web Search tưởng chừng như đơn giản. Bạn có thể gõ bất kỳ từ hay cụm từ khoá nào vào, tìm các tài liệu thích hợp từ kết quả trả về. Nhưng vấn đề ở đây là bạn sẽ phải chọn lọc ra từ hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu kết quả để tìm ra cái nào thực sự hữu ích cho bạn. Bằng cách hiểu Yahoo chờ đợi các truy vấn như thế nào, bạn có thể giới hạn kết quả tìm kiếm chỉ nằm trong nội dung gần nhất. Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian sovới xem xét số lượng khổng lồ kết quả như trước kia.
Các khái niệm cơ bản về tìm kiếm
Để bắt đầu xây dựng các truy vấn công phu, trước hết bạn cần biết các khái niệm tìm kiếm cơ bản sau:
• Keyword (từ khoá): Mặc định Yahoo tìm kiếm theo tất cả từ bạn đánh vào trong ô Search. Các từ đó được gọi là từ khoá (keyword). Nếu gõ vào từ mạng trong ô tìm kiếm, Yahoo sẽ trả ra các tài liệu có chứa từ mạng. Nếu là bảo mật, kết quả trả về gồm các văn bản có đầy đủ cả 2 từ đó, nhưng không nhất thiết đứng liền nhau.
• Complete phrase (cụm từ hoàn chỉnh): Để tìm kiếm các từ theo một trật tự xác định, hãy đặt các từ đó trong dấu nháy kép. Cả cụm nằm trong hai dấu nháy kép được gọi là một cụm từ hoàn chỉnh (complete phrase). Chẳng hạn bạn đang tìm kiếm với từ khoá “bảo mật” kết quả trả về sẽ có cả hai từ bảo mật đi liền nhau. Bạn cũng có thể ghép từ khoá và cụm từ khoá với nhau. Như tìm văn bản có chứa cụm từ bảo mật và cả từ mạng, ban có thể gõ vào ô tìm kiếm là: "bảo mật" mạng.
• Toán tử “OR”: Bạn có thể thay đổi hoạt động tìm kiếm từ khoá mặc định bằng cách sử dụng toán tử viết hoa OR giữa các từ khoá. Truy vấn tìm kiếm "bảo mật" OR mạng trả ra tài liệu hoặc có bảo mật hoặc mạng, không nhất thiết cả hai từ đều phải nằm trong một văn bản.
• Từ hay cụm từ khoá loại bỏ: Để tìm kiếm văn bản không có một từ nào đó, bạn có thể sử dụng dầu trừ (-) cùng với từ khoá bạn muốn loại bỏ. Nếu kết quả tìm kiếm Oregon school trả ra quá nhiều trang trường học trong thành phố Portland, bạn có thể viết là Oregon school - Portland. Kết quả tìm kiếm sẽ loại bất kỳ trang nào có từ Portland.
Tìm kiếm siêu khoá
Ngoài các toán tử cơ bản, có một số từ khoá Yahoo gọi là “tìm kiếm siêu khoá” (search meta word) bạn có thể dùng để lọc kết quả tìm kiếm:
• site: Sử dụng từ khoá này để giới hạn kết quả tìm kiếm trong một trang web đơn. Bạn có thể tìm từ bảo mật trong website của Quản Trị Mạng bằng cách đánh "bảo mật" site:quantrimang.com. Tất cả kết quả sẽ chỉ lấy ra từ website quantrimang.com. Bạn cũng có thể dùng từ khoá này để giới hạn kết quả trong đuôi tên miền như .org, .com hay .edu. Để tìm kiếm các tài liệu có từ khoá bảo mật trong các webiste giáo dục, bạn có thể đánh "bảo mật" site:.edu. | Sử dụng Yahoo tìm kiếm trong một domain cụ thể. Ở đây chúng tôi tìm kiếm các vấn đề về bảo mật trong website Quản Trị Mạng | • hostname: Từ khoá này giới hạn kết quả tại một host cụ thể của một website. Ví dụ bạn muốn tìm các bài tập về Microsoft Lab và Cisco Lab tại Quản Trị Mạng, bạn có thể gõ lab hostname:quantrimang.com.
• link: Bạn có thể dùng từ khoá này để tìm website liên kết tới một URL cụ thể. Từ khoá này hữu dụng khi bạn muốn phán đoán tính phổ biến của một trang web cụ thể bằng cách tìm một số website liên kết với trang web đó. Bạn sẽ cần một đường dẫn URL đầy đủ. Ví dụ nếu bạn tìm trang web liên kết với Quản Trị Mạng, bạn có thể gõ vào là: link:http://www.quantrimang.com.
• linkdomain: Thay vì một trang web cụ thể, từ khoá này sẽ xem xét bất kỳ liên kết nào trong một domain. Nếu bạn thích các trang liên kết với http://www.khoahoc.com.vn, hãy gõ vào linkdomain:khoahoc.com.vn
• URL: Từ khoá này cho phép bạn tra tìm một trang đơn tại Yahoo qua một đường dẫn URL cụ thể. Bạn có thể tìm trang chủ Khoa Học bằng cách đánh: url:http://www.khoahoc.com.vn. Bạn cũng có thể dùng từ khoá này để xem trang nào nằm trong website nào được thể hiện trong kết quả tìm kiếm Web, Images, Video của Yahoo.
• inURL: Sử dụng từ khoá này để tìm kiếm website có từ khoá mô tả bên trong đường dẫn URL. Để tìm tất cả website có từ khoá Mars trong URL, hãy đánh inurl:mars.
• intitle: Giống như inURL từ khoá này trả ra các văn bản có từ mô tả trong phần tiêu đề văn bản. Để tìm kiếm văn bản có tử Mars ở phần tiêu đề, sử dụng lệnh intitle:Mars. Bạn cũng có thể dùng các toán tử tìm kiếm cơ bản ghép với tìm kiếm siêu khoá để lọc kết quả. Nếu muốn tìm kiếm văn bản có từ khoá Mars nhưng không phải từ website nasa.gov, hãy đánh: mars -site:nasa.gov. Vì Yahoo hỗ trợ các truy vấn danh sách rất dài, bạn có thể mô tả danh sách tổng thể các webiste không muốn lấy thông tin như: mars -site:nasa.gov -site:mars.com -site:space.com. Nhưng tìm kiếm ra các website này quá mò mẫm. Hãy bỏ lại dấu trừ, nhóm danh sách website lại với nhau trong cặp ngoặc đơn và sử dụng từ khoá OR như thế này: mars (site:nasa.gov OR site:mars.com OR site:space.com). Xin nhắc lại là toán tử OR đòi hỏi phải có cặp ngoặc đơn. Một số truy vấn kết hợp cũng có thể được thực hiện theo kiểu tìm kiếm nâng cao.
Tìm kiếm tắt
• Từ điển: Gõ từ khoá define từ_cần_tìm, Yahoo sẽ cung cấp định nghĩa từ điển cho một từ và liên kết tới đầu vào từ điển định nghĩa từ đó ở Yahoo Reference.
• Bách khoa toàn thư: Với từ khoá từ_cần_tìm facts, Yahoo sẽ cung cấp trích dẫn giải thích về một từ trong Bách khoa toàn thư và một link liên kết tới bách khoa toàn thư đó.
• Thông tin về sân bay: Yahoo sẽ cung cấp liên kết nhanh tới thông tin, lịch trình bay và thời tiết khu vực nếu bạn gõ từ khoá mã_sân_bay airport. Ví dụ, muốn biết thông tin về sân bay quốc tế San Francisco, bạn cần gõ SFO airport.
| Tra tìm danh sách khách sạn, phim và thời tiết | • Khách sạn: Gõ tên_thành_phố hotels, bạn sẽ có một danh sách nhanh tên các khách sạn trong thành phố đó cùng với bảng giá cơ sở của Yahoo Local và một liên kết để kiểm tra khả năng có thể ở được hay không. Bạn cũng có thể tìm kiếm một loạt khách sạn cụ thể bằng cách đánh chuỗi_tên_thành_phố, ví dụ như San Francisco Ramada.
• Thông tin trích dẫn về cửa hàng: Gõ quote tên_cửa_hàng để có bảng giá thương mại hiện tại của cửa hàng đó (có thể sẽ mất 15 phút). Ví dụ bạn có thể lấy hoá đơn của Yahoo bằng cách gõ quote yahoo.
• Kết quả thể thao: Bạn có thể tìm được thông tin về đội bóng yêu thích bằng cách gõ tên_đội scores. Bạn có thể xem lướt những game gần đây, đôi khi có thể xem được các game sắp ra đời là gì. Ví dụ truy vấn 49ers scores sẽ cung cấp thông tin về đội bóng 49ers của San Francisco.
• Lịch chiếu phim: Để xem được lịch chiếu phim trong khu vực của bạn, hãy gõ showtime mã_khu_vực và bạn sẽ có các link về thời gian trình chiếu của các nhà hát hay rạp chiếu phim.
• Mã vùng điện thoại: Bạn có thể tìm tất cả mã vùng điện thoại bằng cách gõ zip code tên_thành_phố
• Mã khu vực: Nếu bạn không chắc chắn cuộc gọi điện thoại của ai đó là từ đâu, hãy gõ 3 con số mã khu vực vào Yahoo Search, Yahoo sẽ đưa ra danh sách các thành phố có mã khu vực đó.
• Thời tiết: Để xem nhanh thời tiết hiện tại của bất kỳ một thành phố nào, hãy gõ tên_thành_phố weather. Yahoo sẽ cung cấp cho bạn điều kiện hiện thời và nhiệt độ cao nhất và thấp nhất.
Hiểu được ngôn ngữ tìm kiếm tắt của Yahoo Search bạn sẽ tiết kiệm được thời gian trả lời một số câu hỏi cơ bản.
Cá nhân hoá, dò tìm và chia sẻ Web
Dịch vụ My Web 2 beta cung cấp cho bạn một bộ công cụ mạnh để tập hợp các trang web, chú thích và chia sẻ chúng với người khác. Trong My Web bạn có thể ghi lại các link website yêu thích (giống hệt như bookmark) và tổ chức chúng theo thư mục tuỳ chọn. Dịch vụ mua bán chia sẻ bookmark xã hội của Yahoo (del.icio.us ) thể hiện một số lợi ích như các tính năng cần thiết. Nhưng cho đến giờ mới chỉ có một vài thành phần có thể dùng để tập hợp link ở My Web.
• Chú thích về website: Bạn cần viết thêm các chú thích lên các website đã ghi lại trong My Web. Bạn có thể dùng các chú thích này để cung cấp bản mô tả tóm tắt về website, bình luận cá nhân hay một số hình thức khác.
• Sao chép các trang web: Thay vì chỉ có liên kết website, My Web còn ghi lại bản sao của trang web khi bạn bổ sung trang web đó vào My Web. Vì thế nếu sau này website có thay đổi thì bạn có thể chắc chắn rằng bạn sẽ luôn được xem nguyên bản ban đầu của website.
• Search History: Nếu bạn cho phép sử dụng chức năng Search History, Yahoo sẽ nhớ các website bạn kích vào kết quả tìm kiếm và ghi chúng vào thư mục My Web History. Nếu bạn gặp phiền phức trong vấn đề nhớ thuật ngữ tìm kiếm nào để tìm ra một website cụ thể, thành phần này có thể rất hữu ích cho bạn. Nhưng nếu bạn muốn giữ tính riêng tư hơn trong tìm kiếm, hãy chắc chắn rằng trong trang chủ tìm của My Web, vị trí màu đỏ bên cạnh Search History được tắt.
• Block website: Một số website trong kết quả tìm kiếm không có liên quan và sẽ không liên quan đến tìm kiếm mong đợi của bạn. Chức năng Click Block sẽ nói với Yahoo không thể hiện website cụ thể đó trong kết quả tìm kiếm về sau. Các website bị block được thể hiện trong folder My Web Blocked. Bạn có thể định kỳ xem lại các website bạn đã block.
• Chia sẻ thư mục: Mặc định các thư mục chứa liên kết và trang web copy là riêng tư nhưng bạn cũng có thể chọn để chia sẻ với bất kỳ thư mục cụ thể khác nào trên thế giới. My Web cũng cung cấp RSS cho thư mục chia sẻ để các thư mục khác có thể mô tả và bắt kịp các thay đổi của bạn.
Để bắt đầu với My Web, bạn chỉ cần một Yahoo ID miễn phí. Đăng nhập vào http://myweb2.search.yahoo.com với Yahoo ID của bạn. Khi bạn xây dựng My Web, bạn có tuỳ chọn nhập bất kỳ Yahoo Bookmark sẵn có nào và tuỳ chọn download Yahoo Toolbar mới nhất. Đó là cách nhanh chóng để thêm các liên kết vào My Web.
Sử dụng My Web
| Yahoo My Web 2 cho phép bạn tự điều chỉnh nhiều hơn các trang web tìm thấy bằng cách ghi lại và chia sẻ với người khác. | Mỗi lần sử dụng My Web bạn sẽ thấy có một số tuỳ chọn mở rộng như khi bạn tìm kiếm với Yahoo. Đăng nhập vào Yahoo và duyệt qua search.yahoo.com. Thay đổi đầu tiên bạn sẽ chú ý là một liên kết My Web nằm dưới logo Yahoo và trạng thái của thành phần Search History. Kích vào nút Off hoặc On khi đóng hay mở thành phần Search History. Kết quả tìm kiếm sẽ luôn phải có 2 chức năng: Save và Block. Chức năng Save cho phép bạn chọn một thư mục để ghi website vào và bổ sung thêm một đoạn văn bản là phần chú thích cho website đó.
Chức năng Block sẽ lưu ý bạn rằng website sẽ bị block trong kết quả tìm kiếm tương lai. Bạn có thể kích vào phần Unblock Site để khôi phục lại website đó trong kết quả tìm kiếm hiện tại, hoặc bạn có thể vào thư mục Blocked để đặt lại website vào tầm tìm kiếm tương lai.
Nếu bạn muốn đưa thành phần của My Web vào sử dụng trong các website khác, bạn có thể dùng Yahoo Toolbar. Nếu bạn không thấy nút My Web thể hiện bằng biểu tượng thư mục màu vàng trên toolbar của bạn, hãy kiểm tra lại xem bạn đã có phiên bản mới nhất của toolbar chưa. Bạn cũng có thể chọn Add/Edit Buttons từ phần thiết lập nút của toolbar, đánh dấu vào hộp ngay cạnh My Web ở dưới Personal Tools và kích vào nút Finish để hoàn tất. Mỗi lần cài đặt xong nút My Web, bạn sẽ thấy nó qua menu có liên sổ xuống sau mỗi lần tìm kiếm.
Nếu bạn muốn ghi lại một trang web cụ thể, hãy kích vào biểu tượng thư mục màu vàng có ký hiệu dấu cộng (+) màu xanh. Cửa sổ pop-up cho phép bạn chỉnh sửa tiêu đề đã ghi lại, bổ sung thêm chú thích về trang, ghi nó vào thư mục My Web và lưu trữ nội dung thực chỉ khi nào bạn kích vào nút Save ngay cạnh một kết quả Yahoo Search.
Chia sẻ My Web
Khi bạn xem lướt qua các website đã ghi lại trong myweb.yahoo.com, bạn có tuỳ chọn chia sẻ folder đó ra các website công cộng hay không (mặc định là riêng tư). Đơn giản hãy kích vào nút cạnh tuỳ chọn Public in the My Web folder publishing. Nếu thư mục My Web được đặt là public, bất kỳ ai đều có thể xem được các website bạn ghi lại. Bạn có thể chia sẻ tập hợp trang web trong thư mục My Web một các trực tiếp qua đường dẫn URL dự đoán. Các URL của thư mục public có dạng sau: http://myweb.search.yahoo.com/myweb/user/hashed account/folder
So sánh kết quả tìm kiếm giữa Yahoo và Google
Yahoo và Google vẫn luôn cạnh tranh nhau và luôn cải tiến kết quả của chương trình tìm kiếm. Nếu bạn đã từng tìm một từ khoá giống nhau ở Google và Yahoo, bạn sẽ thấy kết quả đem lại khác nhau một cách đáng ngạc nhiên. Đó là do Yahoo và Google có các cách xác định website liên quan tới một cụm từ cụ thể khá khác nhau. Mặc dù cả hai công ty đều giữ bí mật cách họ xác định vị trí trong kết quả trả về, nhưng Google và Yahoo cũng cung cấp một số đầu mối cách họ tìm ra hệ thống vị trí tương ứng.
Ở Yahoo, kết thứ tự tìm kiếm liên quan tới một truy vấn cụ thể bằng cách phân tích nội dung trang web, tiêu đề, mô tả độ chính xác cũng như nguồn, các liên kết kết hợp và một số đặc điểm văn bản duy nhất khác.
Với Google, họ sử dụng một phương thức độc quyền gọi là PageRank. Google không cung cấp chi tiết về nó, nhưng hãng này nói rằng: “Google sắp xếp kết quả dò tìm tự động dựa trên hơn 100 yếu tố, gồm cả thuật toán PageRank”. Mặc dù có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết được chính xác vì sao có sự khác nhau giữa hai công cụ tìm kiếm này, nhưng ít nhất chúng ta cũng biết được một số điểm thú vị.
Một cách đơn giản so sánh kết quả giữa chúng là bạn mở từng website trong các cửa sổ trình duyệt phân biệt và tự kiểm tra sự khác nhau. Bạn có thể thấy rằng một vài website đầu giữa Yahoo và Google là khá giống nhau. Nhưng hai công cụ tìm kiếm này nhanh chóng khác nhau ở những website sau. Đến thời điểm này, một kết quả kiểm tra cho thấy cả hai chỉ có tổng cộng 1.030.000 kết quả giống nhau. Việc đếm tổng số kết quả ước lượng đôi khi là một cách phát hiện ra sự khác nhau giữa các websie.
Xem tập hợp cả hai kết quả trong các cửa sổ khác nhau hơi buồn tẻ một chút. Một nhân viên phát triển thông minh của hãng Norwegian tên là Asgeir S. Nilsen làm cho công việc này trở nên dễ dàng hơn nhiều tại website Twingine.
Twingine
| Xem kết quả tìm kiếm của Yahoo và Google đồng thời trong một cửa sổ trình duyệt. | Website Twingine bao gồm một khung tìm kiếm trắng để bạn có thể đánh bất kỳ kiểu truy vấn kết quả nào. Khi bạn kích vào Search, website sẽ cung cấp kết quả tìm kiếm trên cả Yahoo và Google đồng thời cùng một lúc. Để công bằng, Twingine thay đổi ngẫu nhiên các mặt giữa Googel và Yahoo. Tìm kiếm với cụm từ khoá Australian shepherd trên Twingine sẽ cho ra kết quả như hình bên dưới.
So sánh kết quả tìm kiếm giữa Yahoo và Google
Kích vào nút Next và Previous trên phần đầu của Twingine, bạn sẽ xem được trang tiếp hoặc trang trước trong kết quả của cả hai website. Lướt qua các trang trong kết quả tìm kiếm ở Twingine có thể phải khéo léo một chút. Có thể bạn muốn mở link tìm thấy trong cửa sổ hay tab mới bằng cách kích phải chuột trên link (hoặc ấn Ctrl+click trong Mac) và chọn “Open link in new window” từ menu sổ ra. Bạn cũng có thể thiết lập tham chiếu Yahoo Search để nó tự động mở link sang một cửa sổ mới khi bạn kích vào một kết quả Yahoo Search.
Biểu đồ của Yahoo và Google
| Công cụ này ánh xạ bề ngoài sự khác nhau và tương tự nhau giữa kết quả tìm kiếm của Yahoo và Google. | Một website khác, do Christian Langreiter phát triển bổ sung thêm một phân tích nhỏ về sự khác nhau của tập hợp kết quả tìm kiếm giữa Yahoo và Google. Nếu bạn đã cài đặt Flash, bạn có thể đánh một truy vấn tìm kiếm tại http://www.langreiter.com/exec/yahoo-vs-google.html, và website sẽ đem về kết quả tìm kiếm từ cả hai công cụ Yahoo và Google trên nền API mở. Website này phân phối kết quả tìm kiếm theo một sơ đồ. Những điểm màu xanh hay trắng trong biểu đồ thể hiện kết quả tìm kiếm URL và vị trí của các điểm thể hiện thứ bậc. Các điểm ở xa bên trái là kết quả hàng đầu, các đường màu xanh thể hiện cùng một đường dẫn URL. Vì thế bạn có thể thấy chính xác chỗ nào Google và Yahoo trùng nhau. Bạn có thể thấy các kết quả ở phần đầu có đường dẫn giống nhau, nhưng không nhiều. Khi bạn đi qua từng điểm, bạn sẽ thấy đường dẫn URL và có thể kích vào để mở từng kết quả tìm kiếm. Biểu đồ này chứng minh một điều, hoặc là các công cụ tìm kiếm có sự độc quyền trên các trang ghép nối, hoặc là chỉ mục của chúng có mọi trang trên một chủ đề cụ thể. |