Một trang web độc đáo vừa xuất hiện trên mạng thông tin toàn cầu, cho phép mọi người lần đầu tiên có cơ hội ngắm nhìn hình ảnh, từ quy mô thế giới cho đến ngôi nhà của chính mình, qua các bức ảnh vệ tinh.
Điều thú vị là tính tương tác rất cao của phần mềm độc đáo này. Theo đó, người xem còn có thể tham gia định danh cho công trình, biên tập địa chỉ, dịch chuyển và điền các thông tin về lịch sử của một công trình, một con đường. Ngắm nhìn hình ảnh Hà Nội ở cận cảnh đã thấy hàng loạt địa danh chắc chắn được người Việt ghi nhớ. Từ tên đường và địa danh của công sở (như đường Hoàng Quốc Việt, Viện Khoa học&Công nghệ Việt Nam, Viện Công nghệ Thông tin) cho đến tên của một khối nhà, ngôi nhà. Có chỗ ghi “Nhà của Nguyễn Hữu Chí”, “Nhà của Trương Linh, “Nhà của Diệu Linh- Diệu Hương”. Có chỗ ghi “63 Nhà Chung, ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đó”. Có nơi ghi “pho Linh Lang ne! Sao khong go duoc tieng Viet nhi”. Có chỗ lại “toilet pub” (nhà vệ sinh công cộng) ngay cạnh khu vực chân cầu Chương Dương. Dao hai lưỡi GS.TS Trấn Mạnh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Điều phối Ứng dụng Công nghệ Vũ trụ (Viện Khoa học&Công nghệ Việt Nam)- trong một hội thảo về khoa học vũ trụ dành cho học sinh sinh viên Hà Nội mới đây, cho biết ảnh viễn thám như trên Wikimapia là công cụ giáo dục trực quan tuyệt vời cho nhân dân và giới trẻ thêm hiểu về giá trị và ý nghĩa của công nghiệp vũ trụ. Chừng mực nào đó, nó còn giúp ích đắc lực cho các nhà quy hoạch, xây dựng, bên cạnh việc mở rộng tầm nhìn, mở mang kiến thức địa lý, đất nước học cho quảng đại quần chúng. Tương lai, bản đồ vệ tinh sẽ được Cty Digital Globe (Mỹ) tiếp tục cập nhật với nhiều địa danh hơn, nhiều tính năng và chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo, cho dù chất lượng đến mấy, đấy cũng chỉ là những bức ảnh tham khảo và hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Bản thân nhà cung cấp dịch vụ Google Maps cũng nói rõ họ không chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trên bản đồ hoặc hình ảnh. Muốn có những hình ảnh có giá trị thương mại và pháp lý, nhà cung cấp dịch vụ nói rõ cần vào trang web khác và sử dụng dịch vụ khác như Google Maps API chẳng hạn. Một trong những bằng chứng về tính tin cậy không cao của chúng là ai cũng có thể tham gia biên tập, sửa chữa thông tin như nêu ở trên. Mặt trái của tính năng này là nguy cơ biến bản đồ kỹ thuật số toàn cầu thành nơi chứa đựng vô số thông tin rác bên cạnh những thông tin hữu ích. Để phát huy được mặt tích cực của công nghệ, nếu chỉ để các cá nhân mạnh ai nấy khai thác, e khó hiệu quả. |
Tin mới hơn:
- Hướng dẫn nhập password từ trình duyệt tới KeePass - (02/09/2011)
- Cập nhật thông tin trên Facebook từ Desktop - (02/09/2011)
- Bảo mật Passwords đã lưu trên Google Chrome - (02/09/2011)
- Hướng dẫn tích hợp Google Reader với Google+ - (02/09/2011)
- Sử dụng, quản lý tài khoản online với Primadesk - (02/09/2011)
- Bảo mật Passwords đã lưu trên Internet Explorer - (02/09/2011)
- 3 Add-ons giúp xem trước hình ảnh trong Firefox - (02/09/2011)
- Sửa chữa các tập tin bị hỏng - (02/09/2011)
- Kiểm tra độ an toàn của các trang web - (02/09/2011)
- Tạo iTunes 10 Portable với Spoon Studio 2011 - (02/09/2011)
Tin khác:
- 5 điều lưu ý trước khi cài đặt Office 2007 - (24/10/2010)
- Dịch vụ DNS mới giúp duyệt web nhanh và thông minh hơn - (24/10/2010)
- Cắt, ghép video clip với tiện ích sẵn có trong Windows. - (24/10/2010)
- Cơ hội tải miễn phí hơn 300.000 sách điện tử - (24/10/2010)
- Ngăn chặn các thư quấy rối - (24/10/2010)
- Cài đặt, cấu hình, quản trị ISA Server 2004 Firewall - (24/10/2010)
- Hitch USB-101: Bước đột phá trong việc chuyển file dữ liệu - (24/10/2010)
- Dịch vụ lưu trữ dữ liệu online hiệu quả - (24/10/2010)
- Khôi phục các tập tin Real Media bị lỗi - (24/10/2010)
- Tối ưu hiển thị đồ họa - (24/10/2010)