Bộ xử lý Bạn không cần phải có những CPU lõi kép với tốc độ cao nhất hay những chú Athlon FX, Pentium EE đang hớp hồn những game thủ; nhưng cũng không nên vướng vào những CPU cấp thấp như Celeron và Sempron. Các CPU cấp thấp luôn đi kèm dung lượng bộ đệm cấp hai (L2 Cache) nghèo nàn và băng thông bộ nhớ không tốt sẽ khiến hệ thống dễ bị quá tải. 64bit cũng là công nghệ cần cân nhắc. Với dân kinh doanh, thời gian là tiền bạc, ắt hẳn bạn cũng không muốn bận tâm quá đến việc nâng cấp máy tính thường kỳ. Mặc dù hệ điều hành Windows 64bit vẫn chưa phổ biến nhưng Microsoft luôn có cách buộc người ta phải đi theo hướng của mình. Các phần mềm kinh doanh phổ biến như bảng tính, kế toán, cơ sở dữ liệu, tài chính,… đến từ các đại gia lớn có nhiều khả năng vì áp lực từ Microsoft mà nhanh chóng chuyển sang các phiên bản 64bit. Hơn thế nữa, với các CPU có tốc độ trung bình trở lên ở thời điểm hiện tại đều chuyển sang công nghệ 64bit. Tôi có hai đề nghị cho hệ máy này, một thuộc về đại gia Intel với model Pentium 4630, và một thuộc về đối thủ AMD với model Athlon 64 3000+. Có một số lưu ý, với cả hai model này: - Pentium 4630: Việc Intel đánh số hiệu cho CPU giúp việc lựa chọn dẽ dàng hơn, bạn chỉ cần yêu cầu chính xác mã hiệu 630 để có được sản phẩm mình cần. Pentium 4630 và 530 hiện có giá bằng nhau, lượng hàng 530 còn lại hầu như là hàng tồn hoặc sử dụng cho các bo mạch chủ không tương thích 64bit. Không chỉ ưu thế ở công nghệ 64bit, Pentium 4630 còn vượt trội 530 ở lượng bộ đệm L2 gấp hai lần, yếu tố rất quan trọng trong việc chạy đa nhiệm. Gía CPU Pentium 4630: 2,75 triệu đồng. - Athlon 64 3000+: hiện có nhiều phiên bản khác nhau. Bạn cần đảm bảo CPU của mình là loại dùng Socket 939, 512KB cache và chế tạo theo công nghệ 90nm. Bạn cứ đơn giản kiểm tra trên hộp đựng CPU để xác nhận toàn bộ các thông số trên. Các phiên bản 3000+ khác có cache L2 lớn dùng bộ nhớ kênh đơn, làm giảm băng thông bộ nhớ, không phù hợp với nhu cầu chạy nhiều ứng dụng (đa nhiệm). Có phiên bản lại chế tạo ở công nghệ 130nm đã cũ, mặc dù có xung nhịp thật cao hơn nhưng cũng ngốn đáng kể điện năng, có thể dẫn đến hiện tượng quá nhiệt hoặc quá tải nguồn khiến hệ thống hoạt động thiếu ổn định. Gía CPU Athlon 64 3000+ khoảng 2,6 triệu đồng.. Bỏ qua yếu tố thương hiệu thì sản phẩm của AMD có ưu thế hơn một chút nhờ vào độ hiệu quả băng thông bộ nhớ tốt hơn. Tuy nhiên việc lựa chọn sản phẩm của Intel sẽ giúp bạn có sự lựa chọn phong phú về bo mạch chủ đi kèm. * Bo mạch chủ Các bảng báo giá có thể làm bạn bối rối về số lượng bo mạch chủ (BMC) nhưng thật ra hoàn toàn bị áp đảo bởi năm nhà cung cấp: Intel, ASUS, MSI, Gigabyte và ECS. Do nhu cầu chơi game ở các hệ thống này không cao, nên bạn có thể chọn các BMC với Card đồ họa tích hợp. Các card đồ họa tích hợp hiện nay có đủ sức mạnh để đáp ứng tất cả các nhu cầu ứng dụng văn phòng, xem phim (DVD cũng như các phim MP4 chất lượng cao) và chơi một lượng tương đối các game ở độ phân giải vừa phải. Nếu bạn chọn CPU Intel thì một BMC Intel sẽ là cặp bài trùng được “đo ni đóng giày” nhất. Điểm yếu của BMC Intel là giá khá cao so với các sản phẩm cạnh tranh và quá ít các “đồ chơi” đi kèm cũng như các thông số có thể “vọc” trong BIOS là quá ít. Nhưng các điểm vừa nêu hầu như rất ít ảnh hưởng đến đối tượng khách hàng như bạn. Một lợi điểm của nó là hệ thống khá ổn định và tiêu thụ ít điện năng hơn. Các BMC Intel với chip đồ họa tích hợp có ký tự G đi kèm trong thông số chipset, ký tự L hay V tiếp theo sau dùng cho các BMC cấp thấp với một số tính năng bị cắt bớt. Sản phẩm kiến nghị: Intel Đ15GLVG, với giá khoảng 1,3 triệu đồng. Nếu bạn chọn CPU AMD thì sự lựa chợn hạn hẹp hơn rất nhiều vì hiện có rất ít cửa hàng phân phối các sản phẩm dành cho AMD, và điểm bất lợi tiếp theo là “thiên hướng hàng hiệu” khiến khó mà có BMC phù hợp với nhu cầu của bạn. Sản phẩm kiến nghị: MSI RS480M2 với giá khoảng 1,7 triệu đồng. * Bộ nhớ Với các máy tính “kiếm tiền” thì độ ổn định luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó, bạn nên tin vào một thương hiệu nổi tiếng để có được sự an tâm. Các thương hiệu bộ nhớ chất lượng cao tại Việt Nam có thể điểm qua một vài cái tên như: Crucial, Kingstone, Cosair, Kingmax… Các bộ nhớ “noname” thường có giá rẻ hơn từ 15% hay hơn nhưng hay bị các chứng bệnh “sống dở, chết dở” sau một thời gian dài sử dụng (trên một năm). Các chứng bệnh về bộ nhớ thường gây nhiều phiền toái khó chẩn đoán và cơ may để được bảo hành cũng rất thấp. Vấn đề kể đến tất nhiên là chọn bộ nhớ phù hợp, do cả hai BMC mà tôi đề nghị ở trên đều dùng bộ nhớ DDR nên bạn có thể bỏ qua sự lưu tâm về bộ nhớ DDR2 trên thị trường hiện có 3 xung nhịp chuẩn là 266MHz, 333MHz và 400 MHz; bạn nên chọn loại 400MHz và phải là hai thanh đồng bộ để chạy chế độ kênh đôi (làm tăng băng thông bộ nhớ lên gấp đôi). Việc chạy nhiều ứng dụng đồng thời se4 vắt kiệt dung lượng bộ nhớ rất nhanh, bạn nên đảm bảo mình sở hữu ít nhất 512 MB và tốt nhất là 1GB. * Nguồn và thùng máy Nếu CPU được xem là bộ não máy tính thì bộ nguồn chính là trái tim cung cấp năng lượng hoạt động cho toàn hệ thống. Các linh kiện máy tính ngày nay đều rất “đói” điện nên một bộ nguồn công suất lớn (trên 400w) là vấn đề bắt buộc. Tuy nhiên công suất ghi trên bộ nguồn thường không đáng tin cậy, ở đây phương châm “tiền nào của nấy” rất có đất dụng võ. Bạn nên đầu tư trên 700.000 đồng để mua bộ nguồn phù hợp. Bạn có thể chọn một thùng máy nào đó hợp mắt, nhưng nên chọn những thùng có không gian rộng rãi và các lỗ bắt ốc, các hộc chứa ổ đĩa thiết kế chính xác. Các thùng máy có chất lượng dùng được trong trường hợp này có giá khoảng 400 ngàn đồng (không có nguồn đi kèm). |
Tin mới hơn:
- Hướng dẫn nhập password từ trình duyệt tới KeePass - (02/09/2011)
- Cập nhật thông tin trên Facebook từ Desktop - (02/09/2011)
- Bảo mật Passwords đã lưu trên Google Chrome - (02/09/2011)
- Hướng dẫn tích hợp Google Reader với Google+ - (02/09/2011)
- Sử dụng, quản lý tài khoản online với Primadesk - (02/09/2011)
- Bảo mật Passwords đã lưu trên Internet Explorer - (02/09/2011)
- 3 Add-ons giúp xem trước hình ảnh trong Firefox - (02/09/2011)
- Sửa chữa các tập tin bị hỏng - (02/09/2011)
- Kiểm tra độ an toàn của các trang web - (02/09/2011)
- Tạo iTunes 10 Portable với Spoon Studio 2011 - (02/09/2011)
Tin khác:
- Kỹ năng học và thi chứng chỉ CNTT quốc tế - (24/10/2010)
- Những bí ẩn về ổ USB - Hệ điều hành trên USB - (24/10/2010)
- 10 tiện ích "đầu bảng" cho Windows - (24/10/2010)
- Những quy tắc giúp trẻ lướt Web an toàn - (24/10/2010)
- Cách cứu các dữ liệu lỡ xoá trên máy tính - (24/10/2010)
- Xóa vĩnh viễn file dữ liệu - (24/10/2010)
- Xóa bỏ cưỡng bức dữ liệu ra khỏi máy tính - (24/10/2010)
- VirtualWiFi: Biến "thực" thành "ảo"! - (24/10/2010)
- Bộ sưu tập tên miền của Google - (24/10/2010)
- "Thồ" nặng trên Internet - (24/10/2010)