Càng ngày, spam càng tinh vi hơn. Không chỉ là những email quảng cáo bình thường mà bên trong có thể chứa nhiều mã độc. Các trình anti-spam sau sẽ giúp bạn bảo vệ an toàn, chống lại sự tấn công của spam, virus, spyware, trojan
SpamEater Pro, một trình anti-spam không nổi bật trong hàng ngũ các “đàn anh” khác nhưng lại có hiệu suất làm việc khá tốt. SpamEater có nhiều tuỳ chọn để người dùng thiết lập, xác định spam mail nhanh chóng với độ chính xác rất cao. Đơn giản, dễ sử dụng với giao diện thân thiện của Windows XP và những biểu tượng trên menu trái sẽ giúp bạn thực hiện các chức năng thường sử dụng.
Không chỉ là một trình anti-spam, SpamEater Pro còn là trình email client với POP3/SMTP và trong phiên bản mới nhất 4.0 còn hỗ trợ SSL, POP3S/SSMTP. SpamEater Pro sẽ nhận dạng spam mail từ trên server trước khi nó được tải về máy, kiểm tra thường nhật vài phút một lần, kiểm tra theo mã quốc gia, địa chỉ server, địa chỉ tên miền, phản hồi thông tin về ISP, thông tin chủ đề, nội dung, kích cỡ email … nên việc bảo vệ được thực hiện khá tốt.
Nhược điểm của SpamEater Pro là không tương thích với các trình email client khác nên bạn phải điều khiển trên cả hai chương trình cùng một lúc.
McAfee Internet Security 2005
Bộ McAfee Internet Security 2005 bao gồm cả SpamKiller là trình antispam được đề cập đến trong bài này. Dễ dàng cài đặt và sử dụng, khi McAfee Security Center khởi động, nó sẽ thông báo đến bạn những mail nào đã bị khóa và mail nào được phép mở. Bạn sẽ dễ dàng chọn lựa được những email nào được xác định sai bởi chương trình, hoặc nhập địa chỉ từ Outlook, Outlook Express, MSN, Eudora và Incredimail vào danh sách cho phép.
Hỗ trợ nhiều trình email client, xử lý nhanh chóng vì chương trình có thể rà soát lại ngay khi email đã tải về trong inbox của bạn. Tuy nhiên, hiệu quả làm việc chỉ ở mức trung bình và sử dụng tài nguyên hệ thống khá nhiều khi thực hiện việc phân tích và xử lý.
McAfee Internet Security là bộ công cụ bảo mật nên có trên máy bạn với đủ các chức năng bảo mật nhằm bảo vệ những điểm yếu của máy khi sử dụng và lướt Net.
Qurb 3.0
Được hỗ trợ thêm các tính năng mới so với phiên bản 2, Qurb 3.0 đã được tích hợp SPF (Sender Policy Framework) nhằm hỗ trợ chống lại nạn phishing ăn trộm thông tin cá nhân và tài khoản. Hỗ trợ cho Outlook và Outlook Express
Nhược điểm của Qurb là tự động cách ly hầu hết email cho đến khi bạn xác định chúng là spam hay được cho phép. Tính năng này chỉ có thể hữu ích khi bạn chỉ nhận email từ danh sách địa chỉ của mình. Qurb sẽ so sánh một lần nữa giữa email bị cách ly và sổ địa chỉ, những email vẫn tiếp tục “ở lại” được xác định là spam. Song song đó, một email xác định sẽ được gởi ngược trở lại người gởi, nếu đựơc trả lời, Qurb sẽ tự động đưa địa chỉ vào danh sách cho phép.
Đơn giản và dễ sử dụng, Qurb thích hợp khi bạn thực hiện công việc với một nhóm người được xác định.
(Còn tiếp)
TRẦN THANH TRỰC |
Tin mới hơn:
- Hướng dẫn nhập password từ trình duyệt tới KeePass - (02/09/2011)
- Cập nhật thông tin trên Facebook từ Desktop - (02/09/2011)
- Bảo mật Passwords đã lưu trên Google Chrome - (02/09/2011)
- Hướng dẫn tích hợp Google Reader với Google+ - (02/09/2011)
- Sử dụng, quản lý tài khoản online với Primadesk - (02/09/2011)
- Bảo mật Passwords đã lưu trên Internet Explorer - (02/09/2011)
- 3 Add-ons giúp xem trước hình ảnh trong Firefox - (02/09/2011)
- Sửa chữa các tập tin bị hỏng - (02/09/2011)
- Kiểm tra độ an toàn của các trang web - (02/09/2011)
- Tạo iTunes 10 Portable với Spoon Studio 2011 - (02/09/2011)
Tin khác:
- Website dành cho những người yêu nhạc dân tộc - (24/10/2010)
- Program Protector - Bảo vệ các chương trình bằng mật khẩu - (24/10/2010)
- PDA: "cô thư ký" xinh đẹp! - (24/10/2010)
- Tiêu hủy file bằng trình diệt virus McAfee - (24/10/2010)
- Card mạng không dây: Đa dạng và tiện lợi - (24/10/2010)
- Đảm bảo hoạt động cho máy in Laser - (24/10/2010)
- Biến chiếc PC của bạn thành máy Mac - (24/10/2010)
- Tổng hợp các website về âm nhạc - (24/10/2010)
- Những công cụ bổ sung cho trình duyệt Firefox - (24/10/2010)
- Mạnh mẽ hơn trong việc quản lý Registry của Windows - (24/10/2010)