Chắc hẳn bạn đã từng đọc các tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm tại các website cung cấp trên mạng Internet. Hầu hết chúng đều mang định dạng PDF (Portable Document Format) do Adobe phát triển. Ưu điểm của chúng là tính tương thích rất cao trong việc thể hiện nội dung văn bản bằng ngôn ngữ và hình ảnh (định dạng, font chữ, chất lượng hình ảnh nguyên vẹn) dù máy tính của bạn không hề tồn tại những thành phần hỗ trợ đấy cộng với tính năng bảo mật rất tốt. Để tạo ra định dạng này từ các tài liệu khác thì không khó khăn lắm vì có rất nhiều phần mềm có thể hỗ trợ công việc này. Tuy nhiên, PDFFactory Pro của FinePrint có lẽ là sự chọn lựa thích hợp vì nó hỗ trợ rất nhiều định dạng và đặc biệt tương thích tốt với Font Unicode (khả năng thể hiện Tiếng Việt). Bất cứ chương trình nào có hỗ trợ in ấn thì định dạng đó có thể chuyển sang định dạng PDF. Cách sử dụng: Với từng ứng dụng khác nhau về tính năng lẫn công dụng nhưng thao tác để tạo ra định dạng PDF với PDFFactory Pro thì giống nhau. Ở đây tôi xin minh họa với ứng dụng Microsoft Word. Đầu tiên bạn mở tài liệu cần chuyển đổi. Sau đó nhấn File và chọn Print. Trong cửa sổ này, bạn chọn máy in “ảo” PDFFactory Pro. Kế tiếp bạn nhấn vào nút Properties để điều chỉnh các thông số cho phù hợp. Bạn cần hiệu chỉnh một lần thì tất cả các lần thao tác sau này sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Bạn sẽ thấy có 10 thẻ tất cả và sau đây là ý nghĩ của chúng: · Thẻ Setup: Bạn chọn định dạng khổ giấy của file PDF. · Thẻ Metrics: chọn kích thước trình bày nội dung. Bạn điều chỉnh các lề và mép bằng cách nhập các giá trị vào các ô: Left, Top, Right, Bottom và độ phân giải của nội dung với dòng Resolution. · Thẻ Graphic: Hiệu chỉnh độ phân giải cũng như chất lượng của hình ảnh được thể hiện trong tài liệu. · Thẻ Fonts: Tùy theo văn bản bạn sử dụng kiểu font chữ gì thì bạn chọn font chữ đó. Lưu ý đối với các định dạng của Microsoft Offcie thì chương trình sẽ tự động Add những font chữ cần thiết. · Thẻ Doc Info: Các thông tin thể hiện quyền tác giả của định dạng PDF tạo ra. · Thẻ Security: Tăng cường tính năng bảo mật cho từng tập tin PDF tạo ra giúp bảo vệ thông tin của tài liệu. · Thẻ Links: Định dạng cách hiển thị các liên kết có trong tài liệu PDF. · Thẻ Bookmarks: Tạo các bookmark cho tài liệu. Thẻ này rất có ít cho các văn bản quá dài. · Thẻ Settings: Một số cấu hình thêm cho file PDF. Bạn có thể chọn phiên bản xuất của PDF là Acrobat 3, 4, 5 hay 6. · Thẻ About: Thông tin về sản phẩm. Sau khi chọn cho mình các thông số thích hợp thì bạn nhấn OK hai lần. Bạn sẽ thấy cửa sổ Preview để kiểm tra lần cuối. Nếu tất cả đều ổn thì bạn nhấn nút Save để lưu lại kết quả. Chương trình được cung cấp dưới dạng dùng thử tại địa chỉ: |
Tin mới hơn:
- Hướng dẫn nhập password từ trình duyệt tới KeePass - (02/09/2011)
- Cập nhật thông tin trên Facebook từ Desktop - (02/09/2011)
- Bảo mật Passwords đã lưu trên Google Chrome - (02/09/2011)
- Hướng dẫn tích hợp Google Reader với Google+ - (02/09/2011)
- Sử dụng, quản lý tài khoản online với Primadesk - (02/09/2011)
- Bảo mật Passwords đã lưu trên Internet Explorer - (02/09/2011)
- 3 Add-ons giúp xem trước hình ảnh trong Firefox - (02/09/2011)
- Sửa chữa các tập tin bị hỏng - (02/09/2011)
- Kiểm tra độ an toàn của các trang web - (02/09/2011)
- Tạo iTunes 10 Portable với Spoon Studio 2011 - (02/09/2011)
Tin khác:
- Vài thủ thuật hay với Registry - (24/10/2010)
- Bảo mật toàn diện cho Internet Explorer và Outlook - (24/10/2010)
- Tăng tốc mọi ổ CD-ROM lên… 100X - (24/10/2010)
- Website triển lãm nghệ thuật số - (24/10/2010)
- SAM - phần mềm chứa nhiều công cụ hữu ích - (24/10/2010)
- Các chức năng bảo mật mới trong Windows Server 2003 SP1 - (24/10/2010)
- Tìm hiểu về cổng USB - (24/10/2010)
- Mẹo nhỏ cho hệ điều hành Windows - (24/10/2010)
- PDA kiêm Điện thoại di động : Tất cả trong một! - (24/10/2010)
- Lập trình dễ dàng hơn với phần mềm Professional Notepad - (24/10/2010)